Bệnh giang mai ở giai đoạn nặng trước kia thường rất khó xác định bởi dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Bệnh giang mai có thể lây truyền sang người bệnh một cách dễ dàng nếu bạn chỉ cần tiếp xúc trực tiếp vết thương hở với xoắn khuẩn giang mai trong dịch mủ, huyết thanh. Mức độ nguy hiểm của bệnh cũng được đánh giá cao, liên quan trực tiếp đến tính mạng. Bệnh giang mai được xếp vào hàng nguy hiểm thứ hai, đứng sau bệnh thế kỳ HIV. Vậy bệnh giang mai là gì?
Câu hỏi của bạn Lam Anh (21 tuổi, Thái Bình) gửi đến các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái hà như sau: “Thưa bác sĩ, cháu có quan hệ nhưng không dùng biện pháp bảo vệ và giờ thì khắp người cháu có những ban đỏ như cánh đào. Cháu giờ lo lắng và sợ lắm, theo như tìm đọc trên mạng thì cháu nghĩ mình đã bị giang mai rồi. Xin bác sĩ hãy cho cháu biết bệnh giang mai là gì? cháu có phải đang bị nhiễm căn bệnh đáng sợ này rồi phải không ạ? Cháu nên làm gì bây giờ?”
Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà sau đây sẽ giải đáp câu hỏi của bạn Lam An, đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ.
Bệnh giang mai có từ lâu đời và nó là bệnh lây truyền qua đường tình dục mạnh mẽ nhất, từ thời thượng cổ cho đến nay thì xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum vẫn tiếp tục tấn công vào con người, dấu hiệu bệnh nhân mắc giang mai không ngừng tăng cao.
Những biểu hiện mà người bệnh thường gặp khi mắc giang mai gồm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: bắt đầu là một vết trợt ở bộ phận sinh dục, nam giới thường là ở quy đầu, rãnh quy đầu, miệng sáo, hãm, bìu; ở nữ giới vết trợ nông có xuất hiện ở các vị trí như môi lớn, môi bé, âm vật, thành âm đạo, cổ tử cung. Ngoài cơ quan quan sinh dục thì vết trợt màu đỏ tươi, hình tròn hay bầu dục này còn có ở họng, môi, trán, vú, ngón tay nhất là những hộ sinh đỡ đẻ cho người mẹ bị giang mai. Vết trợt hay còn gọi là săng giang mai không ngứa cũng không đau, nền cứng như bìa. Sau 6-8 tuần vết trợt tự mất.
Giai đoạn thứ hai: Thường là thời gian kéo dài 2 năm, xoắn khuẩn xâm nhập và gây ra một loạt những tổn thương thực thể ở khắp cơ quan phủ tạng. Thời kỳ này rất nguy hiểm bởi khả năng lây lan rất mạnh. Biểu hiện là cơ thể sốt về đêm, đau các khớp với những ban đào kèm vết lở loét xuất hiện toàn thân và thường là tổn thương đối xứng. Có xuất hiện nhiều hạch lan tỏa và tất cả những biểu hiện này cũng tự mất đi mà không cần phải điều trị. Một thời gian sẽ tái phát lại với mức độ rất nặng nề.
Giai đoạn tiềm ẩn: không còn bất cứ biểu hiện gì của bệnh, cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng thực tế bệnh không khỏi, các xoắn khuẩn vẫn tiếp tục xâm nhập sâu hơn và não bộ, cơ quan nội tạng, cơ, xương, khớp…
Giai đoạn thứ ba: giang mai giai đoạn cuối, bệnh kéo dài hàng chục năm. Tổn thương nghiêm trọng và không còn cách nào có thể chữa khỏi được nữa. Giai đoạn này ít có khả năng nhiễm bệnh sang người khác, giang mai thường là có củ, gôm giang mai, giang mai tim mạch, thần kinh, gan. Người bệnh mắc những bệnh nặng như mất trí nhớ, liệt, tim…
Giang mai thực sự là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay, không chỉ lây truyền qua đường tình dục mà giang mai còn có thể lây qua đường máu, qua đường sinh nở, nhau thai và lây qua tiếp xúc gián tiếp với những đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người bệnh giang mai.
Bạn Lam anh thân mến, với những gì bạn mô tả, chúng tôi chưa thể đưa ra một kết luận chính xác bạn có bị giang mai hay không. Bạn hãy nghé qua Phòng khám đa khoa Thái Hà để chúng tôi có thể làm xét nghiệm huyết thanh, khám và chẩn đoán cho bệnh tình của bạn.
Với những tiến bộ của y học ngày nay thì đã có những loại thuốc đặc hiệu cũng những phương pháp chữa được bệnh giang mai. Bạn không nên quá lo lắng khiến tâm lý bất an, cơ thể suy nhược và tốt nhất nên đi khám sớm nhất có thể bạn nhé! Nếu thực sự bạn bị giang mai thì điều trị ở giai đoạn đầu là tốt nhất. Bởi dù có thuốc chữa khỏi bệnh giang mai nhưng thuốc chỉ ngăn chặn những xâm nhập của xoắn khuẩn chứ không thể chữa lành được những cơ quan đã bị phá hủy.
Xem thêm:
Bệnh giang mai có chữa khỏi được khôngVui lòng đợi ...