Trong các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp thì trĩ nội có số lượng bệnh nhân đến khám và chữa nhiều nhất. Tuy nhiên thường thì tình trạng trĩ nội đã nặng, gây những khó khăn trong sinh hoạt thì người bệnh mới đi khám. Vậy hiện nay có những cách chữa bệnh trĩ nội nào là tốt nhất?
Trĩ nội là chỉ những búi trĩ nằm ở phía trên đường lược và chỉ sa xuống khi trĩ nội ở độ 2, độ 3, độ 4. Các búi trĩ hình thành do tĩnh mạch ở ống hậu môn bị căng giãn quá mức, bị phình lên và tạo thành cái đám rối tĩnh mạch hay gọi là búi trĩ. Kích thước các búi trĩ nội cũng tăng dần theo từng cấp độ.
Trước kia cứ nghĩ rằng trĩ nội chỉ có ở những người cao tuổi, thường thì bắt đầu ở tuổi trung niên trở nên tỷ lệ mắc trĩ rất cao. Tuy nhiên hiện nay những đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên và những người làm công sở bị trĩ ngày càng tăng.
Ngọc Hà (21 tuổi, sinh viên) hiện đang bị bệnh trĩ nội độ 2, đến khám tại Thai Ha Clinic khi hậu môn đau rát và có búi trĩ ló ra, bạn Ngọc Hà chia sẻ: “Em không nấu ăn thường xuyên mà đi ăn ngoài là nhiều. Do ăn uống thiếu rau và ăn nhiều đồ nóng nên một thời gian dài em bị táo bón. Hiện giờ thì đại tiện khó khăn, ngồi xuống hậu môn em bị rát và khó chịu, còn nữa lúc đại tiện rặn mạnh thì em lại thấy có một cục thịt nhỏ xuất hiện. Em rất lo lắng, em đã quyết định đi khám và bác sĩ nói em bị trĩ nội độ 2”.
Chị Thái An (25 tuổi) - nhân viên hành chính cho một doanh nghiệp điện tử ở Hà Nội cũng lo lắng không kém khi đại tiện khó khăn, mỗi lúc đại tiện là chị mất đến cả tiếng. Hiện giờ đến ngồi làm mà cũng không được thoải mái nữa, hậu môn sưng và ngứa. Không có búi trĩ xuất hiện nhưng chị cũng đến khám và các bác sĩ chẩn đoán chị bị trĩ nội độ 1. Mức độ đầu tiên của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ nội không chỉ là do táo bón kinh niên, thói quen ăn uống – sinh hoạt mà chính tính chất công việc phải đứng ngồi quá lâu nhất là đối với những người làm văn phòng, do ngồi lâu, ít vận động mà áp lực ổ bụng tăng cao khiến cho trĩ nội hình thành.
Chảy máu và sa búi trĩ là những đặc điểm nhận biết bệnh trĩ nội đầu tiên, ngoài ra thì những kích ứng ở hậu môn, ngứa, rát, chảy dịch nhầy ở hậu môn cũng là những báo hiệu xuất hiện bệnh trĩ nội.
Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết, dù bệnh trĩ nội chỉ là bệnh ở vùng hậu môn, không gây nguy hiểm đến tính mạng bởi có những người có thể chịu đựng trĩ cả chục năm trời. Tuy nhiên búi trĩ lớn, máu chảy nhiều gây nên những phức tạp trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc. Cần điều trị trĩ nội càng sớm càng nhanh chóng có kết quả lại tránh được việc bệnh tái phát.
Điều trị trĩ nội có thể điều trị bằng nội khoa, thủ thuật hoặc tiểu phẫu, cách cách chữa này áp dụng cho từng cấp độ bệnh trĩ nội:
Phương pháp nội khoa (dùng thuốc)
Lời khuyên của các bác sĩ là ngay khi có những biểu hiện mới chớm của trĩ nội người bệnh nên cải thiện chế độ ăn với nhiều chất xơ, rau xanh, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước. Thay đổi những thói quen trong sinh hoạt như đi vệ sinh đúng một thời điểm, không rặn lúc đại tiện, luyện tập thể dục nhẹ nhàng, hạn chế ngồi nhiều…Kết hợp với đó là sử dụng cái bài thuốc dân gian như lá diếp cá, sung, lá bỏng, nghệ vàng…Những loại thảo dược này dễ tìm mà lại cho kết quả cao, đặc biệt lá diếp cá được coi là “thần dược” chữa bệnh trĩ, không chỉ ăn sống, giã nước uống mà bã cũng dùng để đắp vào búi trĩ.
Thuốc Tây y hiện nay cũng có nhiều loại chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, gồm cả thuốc uống, bôi và thuốc viên đạn đặt hậu môn.
Sử dụng thuốc Đông y hay Tây y trong điều trị bệnh trĩ nội đều có tác dụng giúp búi trĩ teo lại, chống viêm nhiễm, cầm máu, giảm đau. Sử dụng thuốc trong một thời gian mới đem lại hiệu quả, khi dùng thuốc Tây y cần sử dụng dưới chỉ dẫn của thầy thuốc.
Phương pháp dùng thủ thuật chích xơ, thắt dây thun, quang đông bằng nhiệt
Chích xơ: dùng cho trĩ nội độ 1 và độ 2, là phương pháp an toàn, đơn giản nhưng cần đến bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Thắt dây thun: áp dụng với trĩ nội độ 1 và độ 2, đó là sử dụng vòng cao su để thắt trĩ. Một số trường hợp áp dụng với trĩ nội độ 3 nhưng hiệu quả không cao. Thắt dây thu làm giảm lượng máu cung cấp đến búi trĩ, tạo mô sợ xơ dính với lớp niêm mạc, bảo tồn lớp đệm hậu môn.
Quang đông bằng nhiệt: dùng nhiệt để tọa sẹo xơ, giảm máu đến búi trĩ . Phương pháp dùng cho trĩ nội độ 3.
Tiểu phẫu cắt trĩ với Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH
Trĩ nội độ 3, độ 4, các búi trĩ sa ra ngoài với kích thước lớn, nhất là với trĩ nội độ 4 thì búi trĩ sa ra ngoài mất tự chủ, chỉ những vận động nhẹ nhàng búi trĩ cũng bị sa ra và không thể đưa vào ống hậu môn được nữa, máu chảy nhiều hơn, người bệnh có nguy cơ cao thiếu máu. Giai đoạn trĩ nặng thế này thì chỉ có cắt trĩ mới là cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất.
2 phương pháp cắt trĩ tiên tiến nhất hiện nay là sử dụng kỹ thuật xâm lấn HCPT và PPH. Cả hai phương pháp đều mang đến những ưu điểm hơn hẳn với các phương pháp khác đó là ít chảy máu, xâm lấn tối thiểu nên tổn thương rất nhỏ, đảm bảo thẩm mỹ, không cần nằm viện, không tái phát.
Bạn có thể tìm hiểu thêm để biết rõ hơn về Cách chữa bệnh trĩ nộibằng cách liên lạc trực tiếp với các chuyên gia Y Tế Cộng Đồng qua số hotline: 0379.544.317 để được giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Vui lòng đợi ...